Queerbaiting là gì? Khi LGBT là mồi cầu cho ngành giải trí

Queerbaiting là gì? Khi LGBT là mồi cầu cho ngành giải trí

Trong thế giới đa dạng và đầy thách thức của ngành công nghiệp giải trí, có một chiến thuật đang được các nhà sản xuất sử dụng khá nhiều và ngày càng thu hút sự chú ý của khán giả, đó chính là "Queerbaiting". Queerbaiting là một chiến thuật được sử dụng để làm “mồi câu” thu hút khán giả đồng tính và đại bộ phận khán giả có sự quan tâm đến LGBT. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về queerbaiting là gì và tại sao nó gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng LGBT và người hâm mộ.

Queerbaiting là gì? Queerbaiting là một chiếc lược trong ngành giải trí, nơi mà các nhà sản xuất sẽ sử dụng những yếu tố có liên quan đến đồng tính, như mối quan hệ đồng tính, hóa trang thành người đồng tính…Để làm “mồi câu” thu hút sự quan tâm của người hâm mộ và cộng đồng LGBT.

Queerbaiting là gì?

Queerbaiting là một thuật ngữ xuất phát từ việc kết hợp hai từ "queer" (được hiểu là đồng tính hoặc chỉ người không nằm trong hệ nhị nguyên giới) và "baiting" (mồi câu). Đây là một chiến lược thường xuyên xuất hiện trong ngành công nghiệp giải trí, nơi các nhà sản xuất và biên kịch được xem là đã lợi dụng hình ảnh, tình tiết có yếu tố đồng tính để làm “mồi câu” thu hút khán giả.

Vậy chiếc lược queerbaiting là gì mà lại được xem là lợi dụng hình ảnh của cộng đồng LGBT? Queerbaiting là một chiến lược mà các nhà sản xuất sẽ tạo ra các tình tiết hay nhân vật đồng tính. Tạo điều kiện cho khán giả tin rằng có mối quan hệ đồng tính trong các tác phẩm đó. Nhưng sau đó, lại không phát triển thành một cốt truyện chính mà lại bị bỏ ngõ, mập mờ, khiến cho người xem cảm thấy hoang mang và thất vọng.

Queerbaiting thường xuyên xảy ra trong ngành giải trí, khi các nhà làm phim sử dụng những dấu hiệu không rõ ràng về tính cách đồng tính của nhân vật mà không giới thiệu rõ ràng. Điều này có thể bao gồm những cái ánh nhìn tình cảm, những khoảnh khắc chạm nhau, hay thậm chí là những câu thoại mùi mẫn, ẩn chứa tình cảm đồng tính. Nhưng rồi không có sự phát triển cho mối quan hệ đó, mà để người xem tự phán đoán một cách không rõ ràng.

Điều này, khiến cho một số người xem cảm thấy thất vọng và tức giận khi nghĩ rằng họ đã bị "lừa dối" bởi các nhà sản xuất. Do đó, hành động queerbaiting đã gây ra khá nhiều sự tranh cãi lớn trong cộng đồng người hâm mộ. Thậm chí, nó đã bị cộng đồng LGBT lên tiếng chỉ trích. Bởi vì, queerbaiting không những không đại diện tiếng nói của cộng đồng mà còn làm mất đi giá trị và khiến hình ảnh của cộng đồng LGBT bị sai lệch đối với công chúng.

Nguồn gốc của Queerbaiting là gì?

Queerbaiting là gì? Queerbaiting là thuật ngữ để nói về chiêu trò thu hút khán giả bằng những tác phẩm có chứa đựng yếu tố đồng tính, LGBT. 

Thuật ngữ “Queerbaiting” có nguồn gốc từ đâu?

Thuật ngữ “queerbaiting” mặc dù được dùng nhiều trong ngành giải trí, nhưng nó lại không có nguồn gốc từ ngành giải trí, mà nguồn gốc xuất phát từ một chiến dịch chính trị vào năm 1950. Cụ thể là bắt nguồn từ chiến dịch Lavender Scare, hay còn được gọi là Khủng hoảng hoa oải hương.

Chiến dịch Lavender Scare là một chiến dịch chính trị và xã hội diễn ra vào khoảng tháng 4 năm 1950 ở Hoa Kỳ, tập trung vào việc loại bỏ những người đồng tính khỏi các vị trí chính phủ liên bang. Chiến dịch này xuất phát từ sự kết hợp giữa sự lo lắng về an ninh quốc gia và sự kỳ thị đồng tính. Chiến dịch do tư vấn an ninh quốc gia Paul V. McNutt phát động để chống lại "những nhân tố không chắc chắn" trong chính phủ, bao gồm cả những người đồng tính.

Những người đồng tính và những người bị nghi ngờ là người đồng tính, trở thành mục tiêu của các cuộc điều tra và loại bỏ từ các cơ quan an ninh. Những người điều tra thường sẽ đóng giả là người đồng tính hoặc đồng minh của người đồng tính. Họ tạo dựng lòng tin và cam kết sẽ cho những người đồng tính sự an toàn. Nhưng đó chỉ là lời hứa suông, nhằm mục đích xác định được người đồng tính thực sự. Hành động này thời bấy giờ được gọi là “queerbaiting”.

Nhiều người đồng tính bị điều tra và phát hiện ra đã bị sa thải công việc và bị cấm tham gia vào các hoạt động chính trị. Lavender Scare cũng đã tạo ra sự sợ hãi đối với cộng đồng LGBT, khiến họ phải sống trong sự kỳ thị và đe dọa. Chiến dịch Lavender Scare kéo dài trong nhiều năm và ảnh hưởng đến hàng nghìn người. Và khiến cho tình trạng kỳ thị đối với cộng đồng LGBT kéo dài cho đến những thập kỷ sau đó.

Tại sao Queerbaiting lại trở thành “mồi câu” của ngành giải trí?

Trong những thời kỳ đầu của ngành giải trí và điện ảnh, việc lấy hình ảnh của nhân vật đồng tính thường được thực hiện “ngầm” không phô trương, để tránh sự chỉ trích xã hội và tuân theo các quy định của ngành điện ảnh. Những nhân vật đồng tính thường được đạo diễn miêu tả với các đặc điểm như yếu đuối, nữ tính và yêu nghệ thuật. Phong cách xây dựng nhân vật này được gọi là Queercoding, với mục đích là để khán giả tự hiểu rằng nhân vật đó là người đồng tính.

Cho đến khoảng năm 2010, cộng đồng mạng và công chúng bắt đầu sử dụng thuật ngữ "Queerbaiting" để chỉ việc sử dụng yếu tố LGBT và tình tiết đồng tính để làm cho người xem chú ý, như là một chiến lược tiếp thị. Ý nghĩa này của Queerbaiting sau đó cũng đã được thêm vào từ điển Oxford.

Khác với Queercoding, Queerbaiting trong ngành giải trí được coi là một chiến lược tiếp thị, nhằm mục đích thu hút sự chú ý của khán giả đối với một chương trình hoặc tác phẩm cụ thể. Trong các chương trình hoặc tác phẩm này, những nhân vật đồng tính thường tạo ra những đặc điểm "gợi ý" về đồng tính để thu hút sự chú ý của khán giả và tạo ra lợi nhuận cho nhà sản xuất.

Ở các quốc gia có ngành công nghiệp giải trí phát triển, như Hàn Quốc hoặc Hollywood hay tại nước ta đều có những chiến lược queerbaiting khác nhau, ví dụ như:

Ở Hollywood

Hollywood đã chứng kiến nhiều khoảnh khắc queerbaiting đặc sắc, và một trong những điển hình là nụ hôn trên sân khấu giữa Britney Spears và Madonna tại lễ trao giải MTV Video Music Awards. Màn trình diễn này vào năm 2003, được coi là một trong những chiến lược queerbaiting để tạo một cú sốc và thu hút sự chú ý của khán giả.

Ngoài ra, nhiều tác phẩm điện ảnh cũng được người hâm mộ gắn mắc queerbaiting, trong đó có các bộ phim như "Sherlock" hay một bộ phim khá hot của Marvel Studio là "The Falcon and The Winter Soldier". Các nhân vật trong những tác phẩm này thường xuyên có những mối quan hệ hoặc tình tiết gợi ý về đồng tính. Nhưng lại không được phát triển một cách đầy đủ hoặc không có dẫn chứng rõ ràng về mối quan hệ đồng tính của họ trong cốt truyện.

Cũng trong lĩnh vực âm nhạc, queerbaiting đã xuất hiện trong nhiều MV nổi tiếng. MV "Lost Cause" của Billie Eilish và MV "Break up with your girlfriend" của Ariana Grande đã nhận được nhiều lời chỉ trích từ khán giả vì những hình ảnh và tình huống có yếu tố đồng tính. Nhưng sau đó lại bị bỏ ngõ và không được giải quyết trong nội dung câu chuyện của MV.

Nguồn gốc của Queerbaiting là gì?

Ở Hollywood đã có rất nhiều nghệ sĩ bị khán giả chỉ trích và gắn mác "queerbaiting" lên các tác phẩm hoặc màn trình diễn của mình.

Ở K-Pop

Queerbaiting trong K-pop là một hiện tượng mà các nhóm nhạc và công ty giải trí sử dụng để thu hút sự chú ý từ cộng đồng người hâm mộ bằng cách tạo ra các yếu tố và tình tiết gợi ý về mối quan hệ tình cảm đồng tính giữa các thành viên. Nhưng lại không lên tiếng hoặc công bố chính thức xác nhận. Đây thường là một chiến lược tiếp thị được sử dụng để tạo sự tò mò, và một phần cũng để thỏa mãn mong muốn của fan.

Một số ví dụ về queerbaiting trong K-pop bao gồm:

-Skinship: Các nhóm nhạc thường xuyên thể hiện mức độ "skinship" (tiếp xúc da thịt) cao giữa các thành viên, như việc nhìn nhau trìu mến, đụng chạm cơ thể, ôm hôn nhau, nắm tay,…

-Fan Service: Các nhóm nhạc K-pop nam hoặc nữ cũng thường cung cấp những "fan service" đặc biệt cho người hâm mộ, bao gồm việc tạo ra các mối quan hệ ảo hoặc hành động gợi cảm giữa các thành viên. Điều này có thể là một cách để gia tăng sự yêu thích của người hâm mộ và tạo ra sự tò mò xung quanh mối quan hệ giữa các thành viên.

Nguồn gốc của Queerbaiting là gì?

Ở K-Pop queerbaiting được biến tấu dưới nhiều hình thức như "skin ship", "fan service" được khá nhiều fan ủng hộ.

Ở V-biz

Hiện nay, trong V-biz nước ta, chiến lược queerbaiting cũng đã được sử dụng khá nhiều, do xã hội ngày càng công nhận và ủng hộ cộng đồng LGBT nhiều hơn. Vì thế, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những sản phẩm được gắn mác “queerbaiting”, từ các show truyền hình, sản phẩm âm nhạc và các tác phẩm điện ảnh. Ví dụ như gameshow “Người ấy là ai”, Come out - Bước ra ánh sáng, Just love, Nghe cầu vồng nói,…

Nói chung, tính đến thời điểm hiện tại thì chiếc lược queerbaiting vẫn đang được các nhà sản xuất trong ngành giải trí xem là một “mồi câu vàng” để câu dẫn người hâm mộ. Bên cạnh đó, vẫn có rất nhiều sự tranh luận trái chiều về chiêu trò tiếp thị này. Còn bạn, sau khi đã hiểu được queerbaiting là gì rồi, thì bạn có suy nghĩ thế nào về chiến lược này? Hãy cùng thảo luận với chúng tôi ở phần bình luận bên dưới nhé.

Bài trước Bài sau