Lucid Dream là gì? Khám phá thế giới của “Giấc mơ sáng suốt”

Lucid Dream là gì? Khám phá thế giới của “Giấc mơ sáng suốt”

Giấc mơ luôn là đề tài khám phá hấp dẫn không chỉ đối với các nhà khoa học mà còn đối với mỗi người trong chúng ta. Trong số các hiện tượng liên quan đến giấc mơ, thì "lucid dream" hay còn gọi là giấc mơ sáng suốt, là một trải nghiệm đặc biệt thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Vậy lucid dream là gì? Hãy cùng chúng tôi khám phá thế giới kỳ thú của giấc mơ sáng suốt này nhé.

Lucid Dream là gì? Lucid dream hay còn được gọi là giấc mơ sáng suốt, là trạng thái mơ mà trong đó người mơ nhận thức được mình đang mơ và có khả năng kiểm soát các sự kiện, hành động, môi trường và cốt truyện trong giấc mơ. Điều này khác biệt hoàn toàn với những giấc mơ thông thường, nơi mà người mơ không có quyền kiểm soát hay nhận thức rõ ràng về việc họ đang nằm mơ.

Lucid Dream là gì?

Lucid dream là một khái niệm hấp dẫn, mở ra cánh cửa vào một thế giới nơi giới hạn giữa thực tại và mơ ước gần như được xoá bỏ. Vậy lucid dream là gì? Lucid dream hay còn gọi là “giấc mơ sáng suốt”, là một trạng thái giấc mơ mà trong đó người mơ có ý thức về việc mình đang mơ. Không những thế, người mơ còn có thể tương tác và điều khiển các sự kiện, nhân vật, môi trường hoặc cốt truyện trong giấc mơ của mình.

Giấc mơ luôn là một trong những hiện tượng kỳ bí nhất của con người, đặc biệt là lucid dream đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, triết học và thậm chí là những người làm nghệ thuật. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, trong chúng ta có đến 55% người đã từng có giấc mơ sáng suốt trong cuộc đời mình. Trong đó, có khoảng 23% người trải qua giấc mơ sáng suốt ít nhất 1 lần trong mỗi tháng.

Lucid Dream là gì?

Lucid dream là gì? Lucid dream còn được gọi là giấc mơ sáng suốt, là giấc mơ mà người mơ biết được là mình đang mơ và có thể điều khiển được sự kiện diễn ra trong giấc mơ đó.

Tìm hiểu về nguồn gốc của Lucid dream

Theo tìm hiểu của chúng tôi, Lucid dream không phải là một hiện tượng hiện đại mà có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử và văn hóa của nhiều nền văn minh khác nhau. Ví dụ như trong văn hóa phương Đông thời xưa, những vị phật tử Tây Tạng và Bonpo đã luyện tập “dream yoga” để có thể duy trì nhận thức của mình khi mơ. Không những thế, “dream yoga” cũng được coi là cách để đạt được sự giác ngộ.

Vào năm 1913, nhà văn và nhà tâm lý học người Hà Lan Frederik van Eeden lần đầu tiên giới thiệu thuật ngữ "lucid dream". Trong nghiên cứu của mình, Eeden đã dùng từ "lucid" để chỉ trạng thái của người mơ khi họ có sự nhận thức rõ ràng rằng mình đang mơ và đôi khi có khả năng điều khiển được giấc mơ đó.

Cho đến nửa cuối thế kỷ 20, lucid dream bắt đầu được nghiên cứu một cách khoa học hơn, nhờ công trình của các nhà nghiên cứu. Tiêu biểu là nghiên cứu của Stephen LaBerge, một nhà tâm lý học tại Đại học Stanford, đã chứng minh được sự tồn tại của lucid dream thông qua các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm và ông cũng đã phát triển các phương pháp để mọi người có thể bước vào lucid dream.

Tuy nhiên, khái niệm về lucid dream thực sự được quan tâm đó là vào năm 2010, khi bộ phim “Inception” của đạo diễn Christopher Nolan được ra mắt. Theo như chia sẻ của Nola ở sự kiện WonderCon, thì cảm hứng để làm nên bộ phim “Inception” là từ trải nghiệm thật của ông về lucid dream. Cũng kể từ đó, từ khóa “lucid dream” được tìm kiếm nhiều hơn vì nhiều người muốn tìm hiểu sâu hơn về chủ đề thú vị này.

Giấc mơ sáng suốt có tác dụng gì?

Nhiều người nghĩ rằng, giấc mơ sáng suốt dù cho có thần kỳ và thú vị hơn giấc mơ thông thường, thì nó cũng chỉ là một giấc mơ, mà không hề có bất kỳ lợi ích nào. Tuy nhiên, suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm, theo các chuyên gia, giấc mơ sáng suốt cung cấp nhiều lợi ích đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của con người. Đồng thời, mở ra các trải nghiệm mới lạ và sâu sắc. Cụ thể, giấc mơ sáng suốt có các lợi ích sau:

-Liệu pháp tâm lý: Giấc mơ sáng suốt có thể hỗ trợ những người gặp rối loạn giấc ngủ hoặc PTSD – rối loạn căng thẳng sau sang chấn, giúp họ học cách kiểm soát giấc mơ hiệu quả, từ đó giúp giảm căng thẳng và lo lắng.

-Giảm ác mộng: Những người thường xuyên gặp ác mộng có thể sử dụng giấc mơ sáng suốt để có thể kiểm soát và thay đổi ác mộng bằng những giấc mơ tích cực, giúp giảm tần suất và mức độ gặp ác mộng khi ngủ.

-Khám phá bản thân: Giấc mơ sáng suốt cho phép người mơ khám phá bản thân, thực hiện các ước mơ hoặc mục tiêu mà họ không thể đạt được trong cuộc sống thực. Nó còn là cơ hội để tự khám phá và hiểu sâu hơn về bản thân mình.

-Khơi nguồn cảm hứng sáng tạo: Nhiều nghệ sĩ và nhà văn coi giấc mơ sáng suốt là phương tiện để sáng tạo ra ý tưởng mới. Khi thâm nhập trực tiếp vào tâm trí tiềm thức, họ tìm được nguồn cảm hứng và giải pháp mới lạ mà không thể nghĩ ra khi tỉnh táo.

Tuy nhiên, mặc dù giấc mơ sáng suốt có nhiều lợi ích, nhưng không phải ai cũng có thể trải nghiệm nó. Ngoài ra, việc lạm dụng hoặc quá tập trung vào giấc mơ sáng suốt có thể gây ra các vấn đề sức khỏe tâm thần như lo âu, mất ngủ, hiện tượng bóng đè, ảo giác hoặc khó khăn trong việc phân biệt giữa giấc mơ và thực tại.

Lucid Dream là gì?

Giấc mơ sáng suốt mang đến rất nhiều lợi ích cho con người, một trong số đó là giúp tăng khả năng sáng tạo của trí não.

Những cách giúp chúng ta có thể bước vào Lucid dream – Giấc mơ sáng suốt

Để có thể trải nghiệm một giấc mơ sáng suốt, tức là bạn có thể nhận thức được rằng mình đang mơ và có khả năng kiểm soát các sự kiện, diễn biến trong giấc mơ đó. Bạn có thể áp dụng một số phương pháp được nghiên cứu và phát triển bởi các chuyên gia. Dưới đây là những cách phổ biến giúp bạn có thể bước vào thế giới của lucid dream:

Phương pháp kiểm tra thực tế

Thực hiện kiểm tra thực tế thường xuyên là một phương pháp để rèn luyện nhận thức. Kỹ thuật này dựa trên lý thuyết rằng các hành vi thường ngày sẽ được tái hiện trong mơ. Việc kiểm tra thực tế hàng ngày có thể giúp những thói quen này chuyển vào trong giấc mơ và kích hoạt giấc mơ sáng suốt.

Bạn có thể tăng cường nhận thức của mình bằng cách áp dụng các bài tập kiểm tra thực tế sau, bắt đầu ngay sau khi thức dậy:

-Đặt câu hỏi cho bản thân nhiều lần: "Tôi có đang mơ không?"

-Quan sát kỹ lưỡng môi trường xung quanh để xác định xem nó có thực tế không, hoặc kiểm tra vị trí của các vật dụng quen thuộc.

-Chú ý đến cách bạn phản ứng trong các tình huống để xem nó có giống như bình thường hay không.

Ngoài ra, bạn có thể đặt báo thức mỗi 2-3 giờ để nhắc nhở bản thân thực hiện các bài kiểm tra như:

-Nhìn vào gương để xem hình ảnh phản chiếu có bình thường hay không.

-Đưa ngón tay đâm vào lòng bàn tay đối diện hoặc đấm vào tường. Nếu trong mơ, ngón tay bạn có thể đi xuyên qua lòng bàn tay.

-Chỉ cần nhìn vào bàn tay và chân của bạn xem có bình thường không, vì trong mơ chúng thường bị méo mó.

-Kiểm tra đồng hồ để xem thời gian có thay đổi bất thường giữa 2 lần xem hay không.

-Đọc một trang văn bản, sau đó nhìn đi chỗ khác rồi quay lại nhìn lại một lần nữa. Nếu đang trong mơ, nội dung văn bản đó sẽ bị thay đổi.

Phương pháp viết nhật ký giấc mơ

Bạn có thể áp dụng phương pháp viết nhật ký giấc mơ, bằng cách ghi lại chi tiết mọi giấc mơ ngay sau khi thức dậy. Việc này không chỉ giúp bạn ghi nhớ giấc mơ tốt hơn mà còn nâng cao nhận thức về các cơn mơ mộng, từ đó tăng khả năng nhận biết khi đang mơ.

Phương pháp WBTB (Wake-up Back To Bed) – Quay trở lại giường ngủ

Phương pháp WBTB là phương pháp mà bạn sẽ thức dậy sau 4-6 giờ ngủ, duy trì trạng thái tỉnh táo trong khoảng 15-60 phút, rồi quay trở lại giường ngủ. Điều này làm tăng khả năng nhập vào giấc mơ sáng suốt do bạn đã tạm thời ngắt giấc ngủ REM, khi quay lại ngủ sẽ dễ dàng trở vào trạng thái mơ REM sâu hơn. Cách thực hiện:

-Chuẩn bị một không gian ngủ sạch sẽ và thoải mái và tắt hết các thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh trước khi đi ngủ.

-Đặt báo thức để giấc ngủ đầu tiên chỉ kéo dài khoảng 5 giờ.

-Khi báo thức reo, cố gắng giữ cho tâm trí bạn tỉnh táo trong 30 phút. Trong khoảng thời gian này, hãy làm những hoạt động yêu thích như viết nhật ký mơ, ăn nhẹ hoặc đi dạo quanh nhà. Mục đích là giữ cho tâm trí bạn tỉnh táo và hoạt động.

-Sau đó, bạn sẽ quay lại giường và tiếp tục giấc ngủ của bạn.

Lucid Dream là gì?

Phương pháp WBTB có thể sẽ giúp cho chúng ta có thể bước vào giấc mơ sáng suốt một cách đơn giản.

Phương pháp MILD (Mnemonic Induction of Lucid Dreams) – Cảm ứng trí nhớ của Giấc mơ sáng suốt

Phương pháp MILD (Mnemonic Induction of Lucid Dreams) là một kỹ thuật nhằm tạo điều kiện cho việc xuất hiện giấc mơ sáng suốt bằng cách dựa trên “bộ nhớ tiềm năng” để ghi nhớ giấc mơ và đưa nó vào giấc mơ sáng suốt. Phương pháp này được phát triển bởi Stephen LaBerge, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về giấc mơ. Dưới đây là các bước cơ bản để thực hiện phương pháp MILD:

-Khi bạn tỉnh giấc từ một giấc mơ, cố gắng nhớ lại càng nhiều chi tiết càng tốt về giấc mơ đó.

-Khi bạn quay trở lại giường để ngủ tiếp, nói với bản thân rằng "Lần sau khi tôi mơ, tôi sẽ nhớ rằng mình đang mơ". Điều này sẽ giúp thiết lập một ý định mạnh mẽ trong tâm trí của bạn.

-Trong khi bạn đang cố gắng ngủ trở lại, hãy tưởng tượng mình trở lại trong giấc mơ mà bạn vừa mới nhớ lại, nhưng lần này bạn nhận ra rằng đó là một giấc mơ. Thực hành này giúp bạn chuẩn bị tâm lý để nhận biết giấc mơ khi nó xảy ra.

Phương pháp WILD (Wake-Initiated Lucid Dream) – Giấc mơ sáng suốt thức tỉnh

Phương pháp WILD (Wake-Initiated Lucid Dream) là một kỹ thuật nâng cao để bước vào giấc mơ sáng suốt trực tiếp từ trạng thái tỉnh táo mà không cần qua trạng thái ngủ bình thường. Đây là phương pháp thường được những người đã có kinh nghiệm với các giấc mơ sáng suốt sử dụng để đạt được trải nghiệm mơ một cách có ý thức từ đầu. Dưới đây là các bước cơ bản để thực hiện phương pháp WILD:

Trước tiên, bạn cần đảm bảo rằng bạn đã ngủ đủ giấc và cảm thấy thoải mái. Phương pháp này thường được thực hiện sau giấc ngủ kéo dài khoảng 4 đến 6 tiếng. Vì lúc này cơ thể đã nghỉ ngơi phần nào và sẵn sàng cho giấc ngủ REM.

-Khi bạn đã thức dậy, hãy thực hiện các bài tập thở hoặc thiền để đạt trạng thái thư giãn sâu. Mục tiêu là giữ cho tâm trí bạn tỉnh táo trong khi cơ thể bạn tiến vào trạng thái ngủ.

-Khi bạn cảm thấy cơ thể bạn bắt đầu thư giãn và chuẩn bị chìm vào giấc ngủ, tập trung vào các hình ảnh, âm thanh hoặc cảm giác. Một số người chọn tập trung vào việc hình dung một cảnh giác mơ mà họ muốn bước vào.

-Bạn có thể bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu của giai đoạn ngủ như cảm giác đang rơi hoặc những thay đổi ánh sáng. Đây là dấu hiệu của trạng thái giữa thức và mơ, nơi bạn có thể bắt đầu "bước vào" giấc mơ sáng suốt của mình.

-Điều quan trọng là giữ cho tâm trí bạn tỉnh táo khi bạn chuyển từ thức vào mơ. Điều này có thể khó khăn, vì dễ bị mất tập trung và trượt vào giấc ngủ bình thường mà không nhận ra.

-Nếu thành công, bạn sẽ trực tiếp bước vào giấc mơ mà vẫn giữ được ý thức. Bạn sẽ biết rằng mình đang mơ và có thể bắt đầu kiểm soát các sự kiện trong mơ.

Lucid dream là một trải nghiệm đầy mê hoặc và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tinh thần. Bằng cách hiểu về lucid dream là gì và áp dụng các kỹ thuật bước vào lucid dream, bạn có thể mở ra cánh cửa vào thế giới của những giấc mơ mà bạn vẫn giữ được ý thức và có thể kiểm soát, nơi mọi điều tưởng tượng đều có thể trở thành hiện thực. Hãy bắt đầu cuộc hành trình khám phá thế giới giấc mơ của bạn ngay hôm nay và trải nghiệm giấc mơ đầy thú vị này nhé.

Bài trước Bài sau