Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, văn hóa giao tiếp của giới trẻ Việt đã tạo ra nhiều trào lưu và xu hướng mới, thông qua việc sáng tạo và sử dụng những từ lóng, ký tự hay từ ngữ viết tắt khi nhắn tin và trò chuyện với bạn bè. Trong đó, điển hình nhất có thể kể tới như trào lưu dùng “ykr” trên không gian mạng, hiện được đông đảo các bạn trẻ hưởng ứng và lan truyền mạnh mẽ. Vậy ykr là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Ykr là gì? “Ykr” được hiểu theo hai ngữ nghĩa khác nhau là “You know, right”, hoặc “Ý kiến riêng”. Theo đó, cụm từ “You know, right”, nghĩa là “Bạn biết điều đó mà, đúng chứ”, dùng để xác nhận lại một ý kiến nào đó mà đối phương đưa ra. Còn “ý kiến riêng” được cộng đồng mạng Việt Nam sử dụng mỗi khi bình luận trên mạng xã hội, nhằm bày tỏ quan điểm cá nhân.
Ykr là gì?
Có thể nói, mạng xã hội chính là “cái nôi” sản sinh ra vô số từ ngữ có cách đọc và cách viết độc đáo, mới lạ và đầy thú vị. Trong số đó, từ phổ biến nhất không thể không nói đến đó là “Ykr”, tuy chỉ vỏn vẹn có 3 ký tự, nhưng nó lại rất thông dụng và thịnh hành trên không gian mạng. Vậy bạn có thắc mắc ykr là gì hay không? Trong thói quen nhắn tin của người phương Tây, “Ykr” là viết tắt của cụm từ “You know, right”. Còn ở nước ta, “Ykr” chủ yếu được cư dân mạng sử dụng với ý nghĩa là “Ý kiến riêng”.
Ykr là gì? Ykr có thể hiểu là từ viết tắt của hai cụm từ là "Ý kiên riêng" hoặc "You know, right?", tùy vào ngữ cảnh và mục đích của người nói.
Giải thích cụ thể về 2 trường hợp này như sau:
- Ykr: “You know, right”, dịch ra có nghĩa là “Bạn biết / hiểu điều đó mà đúng chứ”. Trong các cuộc trò chuyện hay nhắn tin bằng tiếng Anh, cụm từ này thường xuất hiện ở cuối câu nói, hoặc dòng tin nhắn, nhằm nhấn mạnh và xác nhận việc người nghe đã tiếp nhận đầy đủ thông tin, hoặc đồng tình với ý kiến của người nói.
Ví dụ: “Tomorrow afternoon, we have an important meeting, ykr”. Tạm dịch: “Chiều mai, chúng ta có một buổi họp quan trọng, bạn biết điều đó mà, đúng chứ”.
- Ykr: “Ý kiến riêng” được cư dân mạng Việt Nam sử dụng phổ biến trong các bài viết, bình luận, dòng trạng thái mỗi khi muốn bày tỏ quan điểm, góp ý hay đánh giá về một hiện tượng, sự việc và đối tượng nào đó. Ở trường hợp này, “ykr” thường đứng ở cuối câu, nhằm thể hiện sự trung lập và ý kiến cá nhân của người nói, không mang tính áp đặt và quy chụp.
Ví dụ: “Cái áo này vừa mắc, vừa có thiết kế không đẹp, trông quê mùa quá, ykr”.
Tại sao Ykr lại thịnh hành trên mạng xã hội?
Hiện nay, việc sử dụng “ykr” nhằm nêu ý kiến cá nhân đã trở thành một trào lưu thịnh hành trên các nền tảng mạng xã hội nổi tiếng như Thread, Facebook, TikTok,... Bạn có biết lý do tại sao không? Thật ra, bản chất của “ykr” là thể hiện sự trung lập của người nói khi bàn luận về một vấn đề nào đó. Nó được xem là một loại “công cụ” giúp họ tránh gặp phải sự công kích và phản bác gay gắt từ cộng đồng mạng.
Nói dễ hiểu hơn, thời nay, đa số các bạn trẻ Gen Z mỗi khi muốn đưa ra ý kiến nhận xét hay đóng góp, họ thường gắn thêm đuôi “ykr” vào cuối câu, như đang cố ý nhận mạnh rằng “Đây chỉ là quan điểm cá nhân của tôi mà thôi”. Điều này, không chỉ giúp họ có thêm tự tin và mạnh dạn hơn trong việc nêu lên ý kiến cá nhân. Mà còn mở ra một không gian tương tác cởi mở, thân thiện, khơi gợi cảm giác thích thú của người dùng mạng. Từ đó, góp phần gia tăng lượt tương tác, và thúc đẩy mọi người tự tin thể hiện “ykr” của chính mình.
Ngoài ra, chính sự tiện lợi và ngắn gọn của “ykr”, cộng thêm sự phủ sóng mạnh mẽ của các trang mạng xã hội, cũng giúp cho cư dân mạng dễ dàng tiếp cận với “ykr” hơn. Tức là, thay vì viết dài dòng “đây là ý kiến riêng của tôi”. Thì bạn chỉ cần ghi “ykr” vào cuối mỗi dòng tin nhắn, bài viết hay bình luận, để bảo vệ quan điểm và lập luận của mình. Khi nhìn thấy 3 ký tự này, người đọc sẽ tự khắc hiểu mọi thông tin bạn cung cấp đều mang tính trung lập, không áp đặt và quy chụp một ai.
Ykr được giới trẻ Việt sử dụng như "công cụ" để thể hiện quan điểm cá nhân trên mạng xã hội.
Bạn có thể thấy, “ykr” giống như một loại phương tiện, giúp việc truyền đạt thông tin diễn ra một cách nhanh chóng, tiện lợi. Chẳng những thế, nó còn thu hút sự quan tâm và tương tác từ nhiều cư dân mạng. Tuy nhiên, trên thực tế, có không ít người lại lợi dụng “ykr” nhằm thực hiện các hành vi tiêu cực và độc hại. Nói cụ thể hơn, thay vì dùng “ykr” trên tinh thần xây dựng và đóng góp. Thì họ lại lạm dụng nó, để tấn công và xúc phạm người khác, dưới cái mác là “ý kiến riêng”.
Chính những hành động “toxic” này đã khiến cho “ykr” vượt ra khỏi mục đích giải trí ban đầu. Giờ đây, nhiều người dùng nó như loại “vũ khí”, nhằm mục đích điều hướng dư luận và tạo ra xung đột, mâu thuẫn trên không gian ảo. Do đó, có nhiều quan điểm cho rằng, nếu gọi là “ý kiến riêng”, thì tốt hơn hết chúng ta chỉ nên suy nghĩ trong đầu, chứ đừng thể hiện ở nơi công cộng như mạng xã hội.
Bởi mỗi người đều có cho mình cách nhìn nhận và thế giới quan khác nhau. Thế nên, việc bày tỏ “ykr” rộng rãi, sẽ khó tránh khỏi những sự xung đột, tranh cãi, do bất đồng quan điểm.
Vì sao gọi là “ý kiến riêng” nhưng lại tạo tiếng cười chung?
Có thể nhiều bạn vẫn chưa biết, trước khi trào lưu “ykr” ra đời và thịnh hành trên mạng xã hội. Thì nhiều bạn trẻ đều có sở thích sử dụng các từ ngữ viết tắt như “POV” (Point of view), có nghĩa là “theo quan điểm của tôi”. Hoặc “IMO” (In my opinion), tức “theo ý kiến của tôi”. Cả hai cụm từ này giống “ykr” ở chỗ chúng đều thể hiện sự trung lập. Đồng thời, chúng nhấn mạnh rằng người nói, hoặc người viết chỉ đang chia sẻ quan điểm cá nhân, chứ không có ý áp đặt hay quy chụp bất cứ ai.
Tuy nhiên, lúc bấy giờ, ở Việt Nam, cả hai từ “POV” và “IMO” đều không tạo được hiệu ứng và sự kết nối mạnh mẽ như “ykr”. Bởi vì “ykr” có 2 cách hiểu là “You know, right?”, hoặc “Ý kiến riêng”, nên có thể ứng dụng linh hoạt trong nhiều ngữ cảnh và tình huống khác nhau. Nó không chỉ khơi dậy được sự hứng thú và trí tò mò của người đọc. Mà còn mở ra một không gian trò chuyện gần gũi, thân thiện và hài hước, dễ dàng kết nối mọi người lại với nhau. Đánh trúng vào tâm lý thích bắt trend của số đông người Việt.
"Ykr" không chỉ thu hút sự tương tác mà còn tạo sự vui nhộn cho cuộc trò chuyện trên không gian mạng.
Chưa kể, chính những bản “biến thể” liên quan đến từ “ykr” cũng góp phần mang lại nhiều tiếng cười, sự dí dỏm và vui nhộn cho cộng đồng mạng. Ví dụ như:
- Ykc: Ý kiến chung.
- Y2k: Phong cách thời trang thịnh hành ở những năm 2000.
- Y= cotx: Công thức trong toán học.
- Ychangluon: Y chang luôn.
- Ytb: Youtube.
Mong rằng, dựa vào những chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu cặn kẽ ykr là gì? Cũng như biết được lý do tại sao “ykr” lại thông dụng và thịnh hành đến vậy. Nói tóm lại, việc thể hiện “ykr” không hẳn là tiêu cực nếu ý kiến chúng ta đưa ra mang tính tích cực, và xây dựng cộng đồng.