Toxic là gì? Tìm hiểu và nhận diện người có tính cách toxic

Toxic là gì? Tìm hiểu và nhận diện người có tính cách toxic

Chúng ta phải thừa nhận một điều rằng, khi xã hội ngày càng phát triển, đổi mới và dễ dãi hơn trước, thì văn hóa ứng xử của con người càng có khuynh hướng thụt lùi và xuống cấp trầm trọng. Nhất là trên các nền tảng mạng xã hội, nơi sản sinh ra vô số thành phần “toxic” ẩn danh, chuyên đi công kích và hạ thấp người khác. Vậy nên, việc nắm rõ toxic là gì, sẽ giúp chúng ta sớm chấn chỉnh lại bản thân và kịp thời tránh xa những thành phần này. 

Toxic là gì? “Toxic” là thuật ngữ tiếng Anh, dịch ra có nghĩa là “độc hại”. Ở nhiều tình huống và ngữ cảnh giao tiếp khác, toxic được các bạn trẻ dùng để ám chỉ đến mối quan hệ thiếu lành mạnh. Hoặc những đối tượng thường xuyên có cách hành xử tiêu cực, không đúng chuẩn mực, làm ảnh hưởng đến tinh thần và lợi ích của người khác.  

Toxic là gì?

Ngày nay, khi muốn đánh giá thấp về một sự việc hay mối quan hệ nào đó trong gia đình, chốn công sở hay chuyện tình cảm, các bạn trẻ Gen Z thường sử dụng từ “toxic” cùng với thái độ bất bình và phản ứng dữ dội. Vậy toxic là gì? Toxic là từ ngữ tiếng Anh có nghĩa đen là “độc hại”. Thuật ngữ này xuất hiện từ những năm ở giữa thế kỷ 17, nó bắt nguồn từ tiếng Latinh cổ, với từ gốc là “toxicum”, có nghĩa là “chất độc”. 

Bên cạnh đó, một số nguồn tin khác lại cho rằng, “toxic” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nó từng xuất hiện trong nhiều tài liệu với cụm từ “toxikon pharmakon”. Đây là loại chất hóa học có hàm lượng độc tố cực cao và có thể làm hại đến tính mạng con người. Trong thời kỳ chiến tranh, loại chất độc này chuyên dùng để bôi lên các mũi tên, nhằm tiêu diệt quân địch.

biểu hiện của người toxic là gì?

Toxic là gì? Theo nghĩa bóng, toxic chỉ về những người thường có hành vi và suy nghĩ độc hại, tác động xấu đến người khác. 

Cho tới nay, từ “toxic” đã có sự mở rộng về mặt ngữ nghĩa và được ứng dụng vào nhiều ngữ cảnh trò chuyện khác nhau. Nói cách khác, ngoài nghĩa gốc là “chất độc”, hay “sự độc hại”, thì “toxic” còn được giới trẻ gen Z sử dụng như từ lóng, nhằm chỉ về những hiện tượng, sự việc, cá nhân. Hay mối quan hệ nào đó thiếu lành mạnh và chất chứa đầy rẫy sự tiêu cực. Nó không chỉ tác động xấu đến tinh thần, sức khỏe, lẫn thể chất của người khác. Mà còn gây “ô nhiễm” môi trường sống, khiến các mối quan hệ nhanh chóng đổ vỡ. 

Tìm hiểu những dạng “Toxic”phổ biến trong cuộc sống

Đọc đến đây, chắc hẳn, bạn đã hiểu phần nào về toxic nghĩa là gì theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng rồi chứ. Nói cách khác, nếu như trước đây, từ “toxic” được ứng dụng phổ biến trong việc cảnh báo các thành phần hoặc chất hóa học độc hại, có nguy cơ gây hại đến tính mạng con người. Thì giờ đây, thuật ngữ này còn được dùng như một từ lóng, nhằm nói đến lối hành xử và những phát ngôn thiếu lành mạnh, vi phạm quy tắc cộng đồng. 

Nhất là ở thời đại đổi mới và phát triển như hiện nay, hiện tượng toxic luôn hiện hữu xung quanh môi trường sống của chúng ta. Sau đây là những kiểu toxic chắc chắn bất kỳ ai cũng từng gặp qua trong đời: 

Toxic person là gì?

Toxic person được hiểu với ý nghĩa là “người độc hại”, hay gọi tắt là “người toxic”. Thuật ngữ này ám chỉ đến các đối tượng có bản tính xấu xa và cư xử thiếu văn minh. Họ thường có những hành vi tiêu cực, làm tổn hại đến tinh thần, lẫn thể chất của người khác. Họ rất ích kỷ, nhỏ mọn và độc đoán, họ chỉ quan tâm đến lợi ích và cảm xúc cá nhân, chứ chẳng thèm để tâm đến mọi người xung quanh. Tính cách độc hại của người toxic thể hiện rất rõ qua cách cư xử sau đây:   

- Luôn đố kỵ và ganh đua: Trong công việc, lẫn cuộc sống, họ thường tỏ ra đố kỵ với sự thành công và hạnh phúc của người khác. Họ luôn ghen ghét và thích ganh đua với những người tài giỏi hoặc yếu thế hơn họ. Tuy nhiên, thay vì cạnh tranh một cách sòng phẳng, công bằng, họ lại sử dụng chiêu trò để hạ thấp giá trị và danh dự của đối phương.  

- Hay phán xét: Họ thường nhìn nhận và đánh giá mọi sự việc theo chiều hướng chủ quan, có phần thiên vị, mà không đưa ra dẫn chứng hợp lý. Chưa kể, họ còn thích phê bình, phán xét và đánh giá thấp năng lực, lẫn thành tựu của người khác, khiến đối phương cảm thấy tự ti và nghi ngờ về khả năng của bản thân. 

- Kiểm soát mọi thứ: Họ thuộc kiểu người rất cực đoan, độc tài và gia trưởng. Họ lúc nào cũng muốn kiểm soát tất cả mọi thứ bằng cách hăm dọa, ép buộc hoặc thao túng tâm lý người khác. Họ chỉ muốn đối phương răm rắp nghe theo và phục tùng mọi mệnh lệnh, yêu cầu từ họ. 

biểu hiện của người toxic là gì?

Người toxic thường có những hành động và suy nghĩ mang tính độc hại, gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. 

- Luôn đổ lỗi: Khi làm sai một việc gì đó, thay vì đứng ra nhận lỗi và khắc phục hậu quả, họ lại tìm đủ mọi cách chối bỏ trách nhiệm và đổ mọi tội lỗi lên đầu người khác, nhằm giải vây cho bản thân. 

- Khó kiểm soát cảm xúc: Họ thuộc tuýp người nóng tính, cộc cằn, dễ tức giận và thiếu sự kiên nhẫn. Khi gặp phải những sự việc bất lợi, hoặc bị người khác làm phật lòng, họ rất khó kiểm soát tốt hành vi và cảm xúc. Những lúc như thế này, họ thường tỏ thái độ tức giận, hung hăng và hành xử một cách lỗ mãng. 

- Thiếu trung thực: Họ có tính cách rất xảo quyệt, mưu mô và thích sử dụng chiêu trò để trục lợi cho bản thân. Khi đứng trước quyền lực và lợi ích, họ thường gian lận và tìm đủ mọi cách, nhằm giành lấy phần thắng về tay. Họ chẳng màng quan tâm đến cảm nhận và quyền lợi của người khác.

- Suy nghĩ tiêu cực: Họ thường suy diễn trong đầu nhiều ý tưởng lẫn suy nghĩ tiêu cực và họ thích truyền tải chúng sang những người xung quanh. Trước khi bắt tay vào thực hiện một việc gì đó, họ chỉ nghĩ về các khía cạnh và kết quả xấu nhất, khiến người khác cũng mất tinh thần và động lực làm việc. 

Toxic relationship là gì?

Toxic relationship có nghĩa là “mối quan hệ độc hại”, đây là thuật ngữ nói về những mối quan hệ thiếu lành mạnh, chỉ chứa đựng sự xấu xa và tiêu cực. Khi mắc kẹt trong mối quan hệ này, bạn sẽ là người bị đối phương lợi dụng, kiểm soát và chiếm hết quyền tự do, lẫn không gian riêng tư. Thậm chí, bạn còn bị ngược đãi về mặt tinh thần và thể xác, khiến bạn chịu nhiều tổn thương về tâm lý, thể chất, và dần suy giảm sức khỏe. 

Trên thực tế, toxic không chỉ xuất hiện ở mối quan hệ yêu đương. Mà nó còn có thể hiện diện trong các mối quan hệ khác như gia đình, bạn bè và chốn công sở. Theo thời gian, chính sự độc hại này, sẽ làm cho bạn mất dần năng lượng sống và mang đến cho bạn những trải nghiệm đau thương, khiến cuộc sống của bạn rơi vào bế tắc và chỉ toàn một màu đen mờ mịt, không tìm thấy lối ra.

biểu hiện của người toxic là gì?

Mối quan hệ độc hại chỉ đem đến cho chúng ta nhiều tổn thương và đau khổ, khiến chúng ta mất đi định hướng và động lực sống. 

Toxic player là gì?

Toxic player hay còn gọi là toxic gamer, có nghĩa là “người chơi game độc hại”. Cụm từ này nói về những đối tượng có cách hành xử lỗ mãng, hung hăng và kém văn minh trong lúc chơi game. Họ thường sử dụng những lời lẽ thô tục, tiêu cực để chỉ trích và xúc phạm đồng đội hoặc đối thủ. Đồng thời, họ cố tình phá hoại trận game, làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của những người chơi khác. Sau đây là những dấu hiệu nhận diện toxic gamer: 

- Cố ý phá game: Họ luôn cố tình thực hiện những hành vi phá game hoặc gian lận khi chơi game, chẳng hạn như: cố ý hạ gục đồng đội, đứng yên cho địch giết, cướp mạng và tài nguyên, sử dụng phần mềm Hack,... 

- Mắng chửi người chơi khác: Họ thường xuyên thốt ra những lời lẽ tục tĩu, mang tính chì chiết, kỳ thị, nhằm chửi rủa và lăng mạ đồng đội lẫn đối thủ.

- Thích đổ lỗi: Họ không ngừng trách móc, than vãn và cằn nhằn xuyên suốt quá trình chơi game. Nhất là những lúc rơi vào tình huống bất lợi hoặc thất bại, họ liền mắng nhiếc và đổ lỗi cho đồng đội bằng nhiêu ngôn từ thậm tệ. 

- Đập phá đồ đạc: Họ rất xem trọng chuyện thắng thua và luôn tỏ ra bất mãn, không hài lòng khi nhận kết quả thua cuộc. Chẳng những thế, họ còn trở nên hung hãn, liên tục đập phá máy chơi game, hoặc các vật dụng xung quanh, nhằm trút bỏ cơn nóng giận trong lòng. 

biểu hiện của người toxic là gì?

Toxic gamer thường chỉ trích và lăng mạ người chơi khác bằng những lời lẽ thô tục và tiêu cực. 

Toxic fandom là gì?

Trong lĩnh vực giải trí, toxic fandom là thuật ngữ dùng để nói về những nhóm người hâm mộ độc hại và cư xử không đúng chuẩn mực. Họ thần tượng và yêu thích một nghệ sĩ, diễn viên, hay nhóm nhạc nào đó theo cách thức điên rồ và mù quáng. Hành vi độc hại của họ không chỉ gián tiếp làm xấu hình ảnh của Idol, và fandom. Mà còn gây hại đến danh tiếng của các nghệ sĩ, nhóm nhạc và fandom khác. 

Nên hành xử với người toxic như thế nào?

Trong thời kỳ hiện đại, người toxic không chỉ hiện diện ngoài đời thực, mà còn xuất hiện tràn lan trên không gian mạng. Khi tiếp xúc với dạng người này trong thời gian dài, bạn có thể bị ảnh hưởng nặng nề về mặt tinh thần, lẫn sức khỏe. Họ khiến bạn luôn sống trong sự căng thẳng và áp lực tột độ. Do đó, nếu không may gặp phải người có tính cách toxic, bạn nên hành xử theo những cách sau đây, để bảo vệ an toàn cho bản thân:

- Trước tiên, bạn cần xác định và đánh giá lại hành vi và cách cư xử của họ, để xem chúng đang nằm ở mức độ nào, có thực sự tiêu cực và làm ảnh hưởng đến mình hay không. Việc xem xét này sẽ giúp bạn khoanh vùng được những đối tượng mang tư tưởng độc hại. 

- Nếu các đối tượng có tính cách toxic là người thân, bạn bè, hay đồng nghiệp của bạn. Thì khi giao tiếp với họ, bạn cần trao đổi và khuyên răn họ bằng những lời lẽ nhẹ nhàng, tình cảm, để tránh làm họ kích động.

- Trường hợp, họ phản ứng thái quá và có khả năng làm tổn hại đến thân thể của bạn, thì tốt hơn hết, bạn nên giữ khoảng cách và vạch ra giới hạn an toàn với họ.

- Khi họ muốn gặp gỡ bạn trực tiếp, bạn nên chủ động hẹn gặp ở những địa điểm đông đúc người qua lại và gần khu vực nhà ở của mình. Hạn chế gặp họ ở nơi vắng vẻ và thưa thớt người.

- Với những người có tính cách độc hại, họ rất khó thay đổi bản tính, lối hành xử và thói quen tiêu cực vốn có. Vì thế, bạn cũng đừng quá để tâm và cố gắng làm hài lòng họ. Thay vào đó, bạn nên quan tâm, yêu thương bản thân nhiều hơn và chỉ nên tập trung duy trì các mối quan hệ lành mạnh, tích cực.

- Khi làm việc và sinh hoạt trong môi trường toxic, nếu mọi sự độc hại vượt ra khỏi chuẩn mực đạo đức và sức chịu đựng của bạn. Thì giải pháp tốt nhất là bạn nên tìm cách thoát ly ra càng sớm càng tốt, đừng cố “chịu đấm ăn xôi”, để tránh bị tổn hại tinh thần và sức khỏe.

Mong rằng, thông qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ toxic là gì theo nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng. Qua đó, có thể giúp bạn biết cách nhận diện ra những người có bản chất độc hại, để bạn kịp thời cách ly khỏi họ. Hãy nâng cao ý thức và luôn cảnh giác trong việc xây dựng mối quan hệ, để bảo vệ chính mình bạn nhé! 

Bài trước Bài sau