Có thể nói, khi xã hội ngày càng phát triển và đổi mới, thì con người càng dễ dãi và phóng túng hơn trong việc tạo dựng mối quan hệ tình cảm, họ không còn áp đặt quá nhiều chuẩn mực truyền thống cho chuyện tình yêu. Cũng chính vì lý do đó, mà thời nay, “Open relationship” hay còn gọi là mối quan hệ mở dường như đã trở thành trào lưu yêu đương của giới trẻ. Vậy open relationship là gì? Chúng ta có nên dấn thân vào nó hay không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Open relationship là gì? Đây là mối quan hệ mà theo đó hai người trong một cuộc tình sẽ cho phép đối phương phát sinh tình cảm hoặc quan hệ tình dục với các đối tượng khác. Sự xuất hiện của người thứ 3 có thể xem là người yêu chơi qua đường, hoặc bạn tình trên giường, họ vẫn được người kia chấp nhận mà không bị coi là “tiểu tam”.
Open relationship là gì?
Nhìn nhận một cách khách quan mà nói, trong xã hội hiện đại, tư tưởng yêu đương của giới trẻ không chỉ cởi mở và phóng khoáng hơn trước. Mà còn vượt ra khỏi những chuẩn mực đạo đức truyền thống. Chính vì vậy mà hiện nay, “Open relationship” hay mối quan hệ mở càng trở nên phổ biến và nhận được sự ủng hộ của nhiều bạn trẻ, nhất là bên phương Tây.
Vậy Open relationship là gì? Thực chất, đây là mối quan hệ có nhiều hơn 2 người tham gia. Theo đó, các cặp đôi trong một cuộc tình sẽ cho phép người yêu hay người bạn đời của mình nảy sinh tình cảm, hoặc quan hệ tình dục với đối tượng thứ 3. Sự hiện diện của nhân vật thứ 3 có thể coi là người yêu “dự phòng” ngoài luồng, hoặc bạn tình trên giường. Họ vẫn được công nhận từ cả hai phía và không bị xem là “tiểu tam”, phá hoại gia đình người khác.
Open relationship là gì? Là mối quan hệ mở mà theo đó hai người trong một cuộc tình có thể qua lại và quan hệ với người thứ 3.
Nói cách khác, mối quan hệ mở nếu được hình thành từ sự đồng thuận của hai người trong cuộc và tiến triển theo một mức độ cho phép, đúng như thỏa thuận ban đầu. Thì đây không bị ghép vào hành vi ngoại tình hay lăng nhăng. Ở một vài quốc gia phát triển, họ khá yêu thích và ưa chuộng kiểu quan hệ này bởi sự tự do mà nó mang lại. Nó giúp họ tìm thấy được những cảm xúc và sự trải nghiệm tình dục thăng hoa, đầy mới lạ và thú vị.
Một số ví dụ cụ thể về mối quan hệ mở như sau:
- Tình huống 1: Nam và Vy đang là vợ chồng, nhưng Nam lại có nhu cầu tình dục quá cao, khiến Vy không đủ sức lực để thỏa mãn ham muốn của Nam. Vì thế, Vy cho phép Nam phát sinh thêm mối quan hệ ngoài luồng, chỉ nhằm mục đích duy nhất là giải quyết nhu cầu sinh lý. Miễn sao Nam không yêu người phụ nữ ấy là được.
- Tình huống 2: Bảo và Hạnh vốn dĩ là người yêu của nhau, nhưng hai người lại cảm thấy rung động và bị hấp dẫn bởi Kiệt. Đồng thời, Kiệt cũng có cảm tình và nảy sinh tình cảm với Bảo và Hạnh. Vì thế, cả ba người quyết định cùng tham gia vào 1 mối quan hệ có chứa yếu tố tình cảm lẫn tình dục.
- Ngữ cảnh 3: Giữa An và Hoài phát sinh tình yêu, nhưng cả hai quyết định duy trì theo kiểu mối quan hệ mở, chứ không yêu theo kiểu truyền thống. Tức là, trong quá trình hai người yêu đương, hẹn hò, An được phép yêu thêm người đàn ông khác. Cùng với đó, Hoài cũng được quyền yêu và làm tình với một người con gái khác bên ngoài.
Mối quan hệ mở có nguồn gốc từ đâu?
Theo như nhiều tài liệu cho biết, nguồn gốc của Open relationship bắt nguồn từ các quốc gia phương Tây. Nó bắt đầu xuất hiện vào thập niên 60 và gắn liền với các phong trào “Tự do tình dục” (Sexual liberation). Thế nhưng, đến những năm 1970, mối quan hệ mở mới chính thức được mọi người trong xã hội công nhận và biết đến rộng rãi hơn.
Lúc bấy giờ, nhiều chuyên gia tư vấn tình yêu cũng định nghĩa Open relationship là mối quan hệ không mang tính độc quyền và thường có sự góp mặt của nhiều hơn 2 người.
Đến năm 2009, khi trang mạng xã hội Facebook bổ sung thêm mục “Open relationship” vào phần cập nhật “Trạng thái mối quan hệ”. Thì chính động thái này của Facebook đã thúc đẩy lượt tìm kiếm về mối quan hệ mở. Thu hút đông đảo sự quan tâm và chú ý từ cộng đồng mạng.
Cũng chính từ lúc ấy, Open relationship bỗng trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho lĩnh vực giải trí và ngành sản xuất phim ảnh. Ví dụ một vài bộ phim truyền hình và phim điện ảnh nổi tiếng, khai thác và xây dựng nội dung theo mối quan hệ mở đầy phức tạp như: Four Lovers (2010); The Danish Girl (2015); Swingers (2016); Why Women Kill (2019);...
Open relationship có những dạng nào?
Trên thực tế cho thấy, tính chất của mối quan hệ mở là không tuân theo bất kỳ khuôn mẫu nhất định. Tức là, nó có thể được tạo dựng và duy trì theo nhiều hình thức khác nhau. Chủ yếu phụ thuộc vào mong muốn, nhu cầu, sở thích và thỏa thuận của hai người trong cuộc. Thông thường, kiểu yêu đương này sẽ phát triển theo 3 hình thức phổ biến như sau:
- Mối quan hệ mở từ 2 phía (Fully Open Relationship): Với kiểu quan hệ mở này, hai người trong một mối tình đều được phép phát sinh thêm mối quan hệ khác ngoài luồng với nhiều đối tượng khác mà không bị coi là ngoại tình. Tất cả đều phải tiến triển theo những thỏa thuận ban đầu. Đồng thời, cả hai cần minh bạch và trung thực về thông tin của nhân tình bên ngoài.
- Mối quan hệ mở từ 1 phía (One-Sided Open Relationship): Ở dạng này, chỉ có duy nhất 1 người tạo dựng thêm mối quan hệ mới bên ngoài. Người còn lại tuy không có ý muốn quen thêm người khác, nhưng cũng không phản đối việc người yêu qua lại và hẹn hò với người thứ 3.
- Mối quan hệ Swing: Mối quan hệ này nghiên về mục đích tình dục hơn là tình yêu, nó được hình thành bởi 2 cặp đôi đang yêu hoặc đã kết hôn. Tức là, một cặp đôi sẽ cùng thực hiện việc quan hệ tình dục chung với một cặp đôi khác, nhằm tìm kiếm cảm giác kích thích mới lạ và trải nghiệm thêm nhiều kỹ năng mới mẻ, táo bạo.
Mối quan hệ mở có thể hình thành và phát triển theo nhiều kiểu khác nhau tùy vào sở thích và thỏa thuận giữa các bên.
Vì sao mối quan hệ mở xuất hiện phổ biến?
Theo như trang mạng xã hội thương mại Researchgate chia sẻ, khi đánh giá từ khía cạnh khoa học xã hội, thì những khái niệm về Open relationship đã vô tình khiến cho mọi người hình thành nên cách nhìn mới về các quy tắc và chuẩn mực lâu đời có trong mối quan hệ yêu đương thông thường. Nói dễ hiểu hơn, xét về bản chất, mối quan hệ truyền thống luôn được xây dựng dựa trên các chuẩn mực đạo đức và đề cao đức tính chung thủy. Nó không bao giờ cho phép có sự chen ngang của kẻ thứ 3.
Tuy nhiên, những quy tắc hà khắc và cứng nhắc này có thể là nguyên nhân khiến cho mối quan hệ của nhiều cặp đôi nhanh chóng rạn nứt và tan vỡ. Bởi mỗi người sẽ có cho mình nhu cầu và sự ham muốn khác nhau về mặt tình cảm, lẫn tình dục. Thế nên, khi hai người cứ mãi duy trì tình cảm theo một khuôn mẫu nhất định, và không cảm nhận được sự thỏa mãn. Thì cả hai rất nhanh cảm thấy nhàm chán và không còn mặn mà, gắn kết với nhau như thuở mới yêu.
Mối quan hệ mở cho phép mỗi cá nhân được tự do và thoải mái yêu đương, không bị gò bó bởi các chuẩn mực truyền thống.
Ngược lại, với Open relationship, nó cho phép mỗi người được quyền làm chủ và phát triển mối quan hệ theo sở thích cá nhân. Nó không chỉ thôi thúc các cặp đôi hãy sống thật với ý muốn của bản thân. Mà còn mang lại sự tự do và nhiều cơ hội mới, để cả hai cùng tìm ra những biện pháp thỏa mãn nhu cầu một cách tốt nhất trên phương diện tình yêu, lẫn tình dục. Thông qua đó, giúp cho mối quan hệ của hai người gia tăng thêm “hương vị” đầy kích thích và thú vị, xua tan mọi sự nhàm chán và quen thuộc.
Ngoài ra, nhờ vào sự “bùng nổ” của thời đại công nghệ 4.0 và các nền tảng mạng xã hội, nên mọi người có thể tiếp cận khái niệm Open relationship một cách dễ dàng và nhanh chóng. Chính sự tự do, mới mẻ và tự chủ của mối quan hệ mở, đã không ngừng kích thích trí tò mò, sự hiếu kỳ và lòng ham muốn của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Thúc đẩy họ chấp nhận bước chân vào mối quan hệ này, nhằm tận hưởng những cảm xúc yêu đương và lạc thú chưa từng có.
Có nên tham gia mối quan hệ mở hay không?
Ở nhiều quốc gia thuộc khu vực Đông Á, điển hình như Việt Nam, khi nhắc đến mối quan hệ mở, hầu hết mọi người đều phản ứng gay gắt về nó. Chưa kể, họ còn nhận xét mối quan hệ này là vô văn hóa, đi ngược với mọi chuẩn mực đạo đức xã hội. Ngược lại, đa số các nước bên phương Tây lại có cái nhìn cởi mở và phóng khoáng hơn về Open relationship.
Vậy nên, việc có nên tham gia vào mối quan hệ mở hay không, phụ thuộc vào cảm nhận, sở thích và ý muốn của mỗi cá nhân. Nói cụ thể hơn, nếu bạn coi trọng sự thủy chung, trách nhiệm, và không thích nhìn thấy cảnh “người ấy” tay trong tay thân thiết với người thứ 3. Thì Open relationship hoàn toàn không phù hợp với bạn. Trái lại, nếu bạn thích duy trì sự tự do và không bị áp lực bởi các định kiến, chuẩn mực xã hội. Thì bạn có thể trải nghiệm thử mối quan hệ này.
Theo như thông tin từ tờ Psychology Today, các chuyên gia trong ngành tâm lý học cho biết rằng, dựa trên lý thuyết, Open relationship có thể mang lại nhiều mặt tích cực cho các cặp đôi. Tuy nhiên, để thiết lập mối quan hệ này một cách lành mạnh, và hạn chế gây ra nhiều tác động tiêu cực cho các bên. Thì còn phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng như: nền tảng tình yêu, sự trưởng thành trong nhận thức và tính cách, sự chấp nhận của gia đình và xã hội, sự ảnh hưởng của văn hóa truyền thống,...
Do đó, trước lúc dấn thân vào mối quan hệ mở, bạn cần xác định rõ mình đang nằm trong những trường hợp nào. Đồng thời, hãy suy xét, cân nhắc thật cẩn thận, để tránh hối hận về sau.
Bài viết trên đây đã giải thích tường tận mọi thông tin liên quan đến câu hỏi Open relationship là gì. Mong rằng, nhờ vào đó, bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về mối quan hệ này. Giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt cho việc có nên bước chân vào nó hay không.