Thời gian gần đây, nếu như chăm chỉ lướt Facebook và TikTok, thật không khó để bạn bắt gặp từ “dí” xuất hiện phổ biến tại các bình luận và bài viết chứa nội dung khôi hài và gây cười. Tuy nhiên, có một sự thật là đa số các bạn trẻ chỉ biết sử dụng từ ngữ này theo trào lưu và đám đông, chứ không phải bạn nào cũng thực sự hiểu rõ ý nghĩa của nó. Vậy dí là gì? Hãy tham khảo bài viết sau, để trau dồi thêm kiến thức về từng vựng nhé!
Dí là gì? Thật ra, từ “dí” không đứng một mình, nó chỉ xuất hiện duy nhất trong cụm từ là “dí dỏm”. Ở các trường hợp khác, “dí” viết đúng chính tả là “gí”, nhưng do thói quen phát âm chữ “gi” thành “d”, nên mọi người mới bị nhầm lẫn giữa “gí” và “dí”. “Gí” là động từ mô tả hành động làm cho thứ nào đó bị ép sát xuống hết mức.
“Dí” có nghĩa là gì?
Theo như hệ thống từ điển tiếng Việt, từ “dí” không bao giờ đứng độc lập trong câu. Chỉ có một cụm từ duy nhất có xuất hiện chữ “dí” là “dí dỏm”, có nghĩa là tạo ra tiếng cười, sự vui nhộn một cách nhẹ nhàng, có ý nghĩa, gợi được cảm xúc hào hứng, thú vị và vui tươi cho người nghe. Ở một số ngữ cảnh khác, từ “dí” viết đúng chính tả là “gí”. Tuy nhiên, tại nhiều vùng miền, người dân thường có thói quen phát âm chữ “gi” thành “d”, nên đâm ra, phần lớn mọi người cứ quen cách viết và cách đọc từ “gí” là “dí”.
Thực chất, “gí” là loại động từ, nó mô tả hành động làm cho một vật nào đó bị ép sát hoặc thu gần khoảng cách hết cỡ. Đồng thời, “dí” cũng có thể dùng để diễn đạt trạng thái đứng yên và bất động một chỗ.
Một vài ví dụ cụ thể như:
- Diễn tả hành động ấn, ép, hoặc dìm một vật nào đó: đè bẹp gí con gián, gí đầu xuống đất, gí ngón tay vào cái nút,...
- Diễn tả hành động cầm món đồ vật kề sát, hay để sát vào một thứ gì đó: gí súng vào đầu, gí dao vào cổ, gí mũi giày vào cửa kính,...
- Chỉ về trạng thái đứng yên, không cử động: Chết dí, nằm bẹp gí,...
Dí là gì? "Dí" viết đúng chính tả là "gí", dùng để mô tả hành động nhấn hoặc ép một thứ gì đó sát xuống dưới mặt phẳng.
Dí là gì trên Facebook, TikTok?
Hiện nay, từ “dí” không chỉ thông dụng trong giao tiếp, mà còn thịnh hành trên các nền tảng mạng xã hội sở hữu lượng người dùng khủng như Facebook và TikTok. Vậy ở trường hợp này, dí là gì mà trở nên viral đến thế? Thực chất, tại nhiều diễn đàn và trang mạng xã hội trực tuyến, “dí” được các bạn trẻ Gen Z sử dụng như một từ lóng, với đa dạng ngữ nghĩa. Tùy vào từng ngữ cảnh cụ thể, mà nó có cách giải nghĩa khác nhau, cụ thể như sau:
- Dí có nghĩa là chạy theo, đuổi theo hoặc rượt theo, mô tả hành động đuổi bắt một thứ gì đó, có thể là con người, động vật,...
Ví dụ: Anh cảnh sát đang dí theo tên cướp ngân hàng.
- Dí có nghĩa là hành động âu yếm, đụng chạm thể xác. Ở ngữ cảnh này, “dí” mang ý nghĩa khá nhạy cảm, nó chỉ về những hành vi thân mật, mùi mẫn, vượt quá giới hạn của các cặp đôi.
Ví dụ: Hôm qua tao thấy thằng Hoàng với con An nắm tay nhau vào khách sạn, chắc tụi nó đã dí nhau trong đó rồi. “Dí” ở đây ám chỉ đến hành vi quan hệ tình dục.
- Dí có nghĩa là ngắm, nhìn hoặc chiêm ngưỡng, diễn tả hành động quan sát một sự việc, hiện tượng hay người nào đó một cách chăm chú, say sưa và không rời mắt.
Ví dụ: Thằng Minh suốt ngày cứ dí mắt vào màn hình điện thoại, hỏi sao không bị cận nặng.
- Dí có nghĩa là yêu đương, hay sự gắn kết, ám chỉ đến việc hai người có mối quan hệ mặn nồng, sâu sắc, thường xuyên kề cạnh và bám lấy nhau.
Ví dụ: Vy với Toàn cứ dí nhau như hình với bóng vậy á.
- Dí có nghĩa là bắt ép, yêu cầu, chỉ về việc thúc ép và bắt buộc một người nào đó phải nhanh chóng hoàn thành đúng tiến độ công việc theo như yêu cầu, hoặc kế hoạch đã đề ra.
Ví dụ: Ngày nào cũng bị cấp trên dí deadline, nên tao không có thời gian thư giãn.
Trên mạng xã hội, "dí" thường dùng như từ lóng với ý nghĩa là rượt đuổi, yêu đương, đụng chạm, tiếp xúc,...
“Dí” có phải tiếng Nghệ không?
Trên thực tế cho thấy, có không ít người lần đầu nghe thấy từ “dí” đều mặc nhiên nghĩ rằng nó là từ ngữ địa phương thông dụng ở tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, sự thật là từ “dí” hoàn toàn không phải phương ngữ của xứ Nghệ. Nói đúng hơn, tại Nghệ An, số đông người dân đã quen phát âm chữ “gi” thành “d”, dẫn đến tình trạng nhiều người bị nhầm lẫn giữa hai từ “gí” và “dí”.
Bên cạnh đó, như đã đề cập ở trên, trong từ điển Tiếng Việt, “dí” không đứng độc lập trong câu, mà nó chỉ xuất hiện với cụm từ là “dí dỏm”. Vì thế, “gí” mới là từ có cách đọc và cách viết đúng chính tả. Một vài cách dùng từ “dí” của người Nghệ An như sau:
- Tau lấy cái chủi đập bẹp dí bọn mi dừ. (Ý nói: Tao lấy cái chổi đập bẹp dí bọn mày bây giờ).
- Công an đang dí theo hắn tề. (Ý nói: Công an đang gí theo/ đuổi bắt thằng kia kìa).
Một vài ví dụ về cách dùng từ “dí” trên mạng xã hội
Hiện nay, phần lớn giới trẻ Việt đều quen với việc dùng từ “dí” khi nhắn tin và trò chuyện cùng bạn bè đồng trang lứa. Bởi lẽ, “dí” có âm điệu khá nhẹ nhàng, nó tạo cảm giác khôi hài, vui nhộn và gần gũi hơn so với từ viết đúng là “gí”. Chưa kể, trong từ điển ngôn ngữ Gen Z, “dí” còn là từ lóng mang nhiều ý nghĩa hết sức độc đáo và thú vị. Vậy nên, để tránh bị gọi là “người tối cổ” khi giao tiếp với các bạn trẻ trên không gian mạng, thì bạn hãy học hỏi ngay vài cách dùng từ “dí” sau đây:
- Tao có nhiều bài tiểu luận bị dí deadline lắm, không biết có làm kịp không nữa.
- Cha mẹ tao ngày nào cũng dí (thúc ép) tao lấy chồng, trong khi tao còn chưa có người yêu.
- Hai đứa bây dẫn nhau vào nhà nghỉ làm gì vậy, tính dí (mây mưa) nhau trong đó hả?
- Ngọc đồng ý dí (yêu) tôi nha? Tôi hứa chăm sóc Ngọc suốt đời.
- Lúc nãy trên đường, tôi thấy con chó đang dí (rượt đuổi) theo cậu bé.
- Nam thần tượng đó đẹp trai quá! Nhìn là muốn dí (yêu) ảnh liền.
- Lúc nào cũng thấy mày dí (nhìn liên tục) mắt vào điện thoại.
- Chỉ cần anh ấy dí (chạm) vào tay tớ thôi, là tớ đã cảm thấy phấn khích và hạnh phúc rồi.
Trong mối quan hệ tình cảm, "dí" thường được giới trẻ hiểu là những hành động âu yếm, thân mật và mùi mẫn giữa hai người.
Hy vọng rằng, với những thông tin hữu ích được chia sẻ trên đây, các bạn đọc đã hiểu rõ từ dí là gì? Có thể nói, trên không gian mạng, dí là từ lóng có ý nghĩa vô cùng phong phú và độc đáo, nó góp phần gia tăng thêm sự hài hước và vui nhộn cho cuộc trò chuyện. Vì thế, bạn hãy nhanh chóng lưu lại ngay cách dùng từ ngữ này, để kịp thời nắm bắt ngôn ngữ giới Gen Z nhé!