Cù lẳng là một từ ngữ được sử dụng khá thông dụng ở các tỉnh miền Tây nước ta, tuy nhiên đối với người miền Nam, Trung hoặc Bắc thì đôi khi nghe từ này lại không hiểu cù lẳng là gì? Vì thế trong bài viết hôm nay hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ý nghĩa của từ cù lẳng, từ nghĩa đen cho đến nghĩa bóng là gì nhé.
Cù lẳng là gì? Cù lẳng là tên gọi thường dùng của phần xương ống có hai u tròn ở đầu khớp hoặc có sụn trắng ở các loài động vật như heo, bò, dê, gà,…Bên cạnh đó, đây còn là từ tiếng lóng mà các quý ông hay dùng để nói về khu vực vòng 3 của phụ nữ. Trong một số trường hợp, cù lẳng còn mang ý nghĩa là “không còn gì cả” thường được các bạn trẻ dùng khi tán gẫu với nhau.
Cù lẳng là gì?
Trong giao tiếp hàng ngày, nhất là người miền Tây và miền Nam thì đã được nghe từ cù lẳng khá nhiều, nhưng không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của từ cù lẳng là gì? Theo như trong từ điển, cù lẳng chính là tên gọi khác mà người miền Tây và miền Nam thường dùng để gọi phần xương ống có đầu khớp là hai u tròn hoặc xương có đầu sụn trắng ở các loài động vật như heo, bò, gà, dê,…
Sở dĩ có tên gọi là cù lẳng hoặc xương cù lẳng, đó là do được ghép từ 2 từ, trong đó từ “cù” có nghĩa là phần đầu sụn trắng ở xương ống, còn từ “lẳng” nghĩa là xương lủng lẳng khi được nối bằng phần sụn. Trong ẩm thực, xương cù lẳng rất được ưa chuộng sử dụng để ninh, hầm nấu canh hoặc nấu nước lèo. Nhờ chất trong xương tủy tiết ra mà nước hầm từ xương cù lẳng có vị ngọt thanh tự nhiên từ xương và vị béo từ tủy rất ngon.
Không những dùng để ninh, hầm làm nước dùng mà phần xương cù lẳng này còn có thể chế biến thành những món ăn khác. Nhiều người rất thích chế biến món ăn từ phần xương này bởi vì không chỉ đem lại vị ngọt béo mà 2 phần đầu sụn ăn vào rất giòn và ngon.
Cù lẳng là gì? Đây là tên gọi của phần xương ống có hai đầu u ở hai đầu khớp hoặc xương có sụn trắng ở động vật như heo, gà, bò, dê...
Trên facebook cù lẳng nghĩa là gì?
Nếu như ở trên chúng ta đã biết được nghĩa đen của từ cù lẳng chính là tên gọi khác của phần xương ống rồi thì ngay bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu về nghĩa bóng của từ này là gì mà được dùng khá nhiều trong giao tiếp hàng ngày và trên các trang mạng xã hội như facebook nhé.
Theo như chúng tôi tìm hiểu thì cù lẳng chính là một từ tiếng lóng mà các quý ông thường hay dùng mỗi khi nói về vòng 3 của chị em phụ nữ. Sở dĩ dùng từ tiếng lóng là để giảm đi sự nhạy cảm khi nói về khu vực nhạy cảm này của phái nữ.
Ngoài ra, giới trẻ thường sử dụng từ cù lẳng với ý nghĩa là “không có gì cả” hay “không còn gì cả”. Ví dụ 1 đoạn nói chuyện ngắn giữa hai người bạn:
-Người A: “Ê mày còn tiền không? Tối nay đi ăn lẩu không?”
-Người B: “Còn cái cù lẳng á, tối nay ở nhà ăn mì gói mày ơi”
Một số món ngon bổ dưỡng được chế biến từ xương cù lẳng
Cù lẳng heo hầm đu đủ
Nguyên liệu chuẩn bị:
-Xương ống heo: 1kg
-Đu đủ hườm: 1 trái
-Hành lá, ngò rí, hành tím
-Gia vị nêm nếm cần thiết
Các bước chế biến:
-Xương cù lẳng heo mua về rửa sạch, chặt khúc nhỏ cho vừa ăn.
-Hành ngò rửa sạch thái nhỏ, hành tím băm nhuyễn.
-Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt và rửa sạch mủ. Sau đó thái cục nhỏ vừa ăn
-Sau khi xương ống ráo nước đem ướp với gia vị bao gồm: hành tím băm nhuyễn, tiêu, nước mắm, hạt nêm. Ướp trong khoảng 15 phút cho thấm gia vị.
-Bắt nồi nước dùng lên bếp đun sôi, khi nước sôi cho xương heo vào hầm với lửa vừa, trong lúc hầm nên vớt bọt để nước dùng được trong.
-Hầm đến khi xương heo mềm và thấm thì cho đu đủ vào hầm tiếp. Hầm đến khi thấy đu đủ vừa mềm tới thì nêm nếm gia vị vừa ăn, cho hành ngò vào và tắt bếp. Không nên để đu đủ rục quá sẽ làm mất ngon.
-Múc thành phẩm ra tô và thưởng thức, món ăn này có thể dùng làm món canh trong bữa ăn hàng ngày.
Cù lẳng hầm đu đủ là món ăn ngon có thể dùng làm món canh trong bữa ăn hàng ngày của gia đình.
Cù lẳng dê hầm hạt sen
Nguyên liệu chuẩn bị:
-Cù lẳng dê: 1kg
-Hạt sen: 500g
-Đậu phộng bóc vỏ: 50g
-Củ đậu (củ sắn): 150g
-Sả: 2 cây
-Hành tím, tỏi, ngò rí
-Bột năng
-Gia vị cần thiết
Các bước chế biến:
-Cù lẳng dê mua về rửa sạch, chặt khúc nhỏ vừa ăn.
-Hạt sen và đậu phộng bóc vỏ đem ngâm nước nóng trong khoảng 2 – 3 tiếng, sau đó bóc sạch lớp màng.
-Củ đậu gọt vỏ, rửa sạch rồi thái thành cục nhỏ vừa ăn.
-Hành tím, tỏi bóc vỏ rồi băm nhuyễn, ngò rí rửa sạch thái nhỏ.
-Cho một ít mỡ nước vào nồi (nếu không dùng mỡ nước thì có thể dùng dầu ăn) đun cho sôi lăn tăn rồi bỏ hành tỏi vào phi thơm. Tiếp theo, cho cù lẳng dê vào xào cho vàng.
-Sau khi xào vàng, đổ nước dùng vào săm sắp rồi hầm với lửa vừa phải. Khi cù lẳng mềm, cho hạt sen, đậu phộng và củ đậu vào hầm tiếp.
-Hầm cho tới khi hạt sen chín bở thì khuấy bột năng cho vào nồi để tạo độ sánh cho nước dùng. Tiếp theo nêm nếm vừa ăn, cho ngò rí thái nhỏ vào và tắt bếp.
-Múc món ăn ra tô hoặc đĩa sâu lòng và thưởng thức.
Cù lẳng dê hầm hạt sen là một món ăn lạ miệng và đầy bổ dưỡng.
Cù lẳng gà hầm ngải cứu
Nguyên liệu chuẩn bị:
-Cù lẳng gà: 1kg
-Ngải cứu tươi: 200g
-1 túi thuốc bắc nhỏ
-Gia vị nêm nếm cần thiết
Các bước chế biến:
-Cù lẳng gà mua về rửa sạch và cắt khúc vừa ăn, nếu dùng gà nguyên con thì mổ ra xát muối và rửa sạch từng bộ phận.
-Ngải cứu rửa sạch, tùy theo sở thích mà bạn có thể cắt khúc nhỏ hoặc để nguyên.
-Cho cù lẳng gà, ngải cứu và thuốc bắc vào nồi, sắp xếp sao cho hợp lý, thêm gia vị rồi đem chưng cách thủy.
-Khi cù lẳng gà mềm múc ra bát và thưởng thức, đây là một món ăn rất bổ dưỡng, phù hợp dành cho người mới ốm xong muốn hồi phục sức khỏe.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp các bạn hiểu hơn về ý nghĩa của từ cù lẳng là gì. Tùy thuộc vào từng ngữ cảnh mà từ ngữ này sẽ được hiểu theo nghĩa đen hoặc nghĩa bóng. Tuy nhiên, khi dùng theo nghĩa bóng thì các bạn cần chú ý sử dụng sao cho phù hợp đê tránh gây hiểu lầm cho người nghe nhé.