Cringe là gì mà trở nên phổ biến trên mạng xã hội hiện nay?

Cringe là gì mà trở nên phổ biến trên mạng xã hội hiện nay?

Dạo gần đây, “cringe” là một trong số những từ ngữ thịnh hành trên mạng xã hội. Nó được giới trẻ lan truyền và nhắc tới rầm rộ dưới nhiều bài viết chứa nội dung hay hình ảnh mang tính chất kinh dị, khiến người đọc cảm thấy khó chịu và rùng mình. Vậy cringe là gì mà lại phổ biến đến thế? Hãy mau theo dõi bài viết sau đây, để hiểu tường tận về ý nghĩa và cách dùng từ “cringe” nhé!

Cringe là gì? Theo từ điển tiếng Anh, “cringe” là loại động từ, mô tả hành động co rúm hoặc rùng mình. Còn trên không gian mạng, “cringe” thường được các bạn trẻ sử dụng nhằm diễn tả cảm giác ngại ngùng, xấu hổ, hoặc khó chịu trước những hình ảnh, sự việc, trò đùa, hay bài viết phản cảm, kinh tởm. 

Cringe là gì?

Hiện nay, khi lướt mạng xã hội, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy từ “cringe” xuất hiện khá phổ biến trong nhiều bài viết và bình luận. Vậy ý nghĩa của cringe là gì? Thật ra, cringe là thuật ngữ tiếng Anh có thể đóng vai trò là động từ hoặc tính từ tùy thuộc vào từng bối cảnh giao tiếp. Theo đó, khi dùng dưới dạng động từ, “cringe” mô tả hành động khúm núm, co rúm, rùng mình. Còn ở dạng tính từ, “cringe” được hiểu là cảm giác ngượng ngùng, xấu hổ hoặc khó chịu vô cùng.

Nguồn gốc của từ Cringe là gì

Cringe là gì? Là từ dùng để diễn đạt cảm xúc sợ hãi, ngại ngùng, hoặc xấu hổ khi nhìn thấy điều gì đó phản cảm, lố bịch. 

Bên cạnh đó, trên các diễn đàn và mạng xã hội thời nay, “cringe” được đông đảo giới trẻ dùng để diễn đạt cảm giác ngại ngùng, ghê rợn và khó chịu mỗi khi chứng kiến những sự việc, hình ảnh, trò đùa, và video lố lăng, kinh dị. Hoặc những phát ngôn nhảm nhí, thiếu tế nhị và không văn minh. Chúng lố bịch và kinh tởm đến độ khiến người xem không khỏi rùng mình, hốt hoảng, phải dùng tay bịt tai che mắt và không dám tiếp tục nghe hay nhìn ngắm. 

“Cringe” bắt nguồn từ đâu?

Xét về nguồn gốc, “cringe” xuất phát từ ngôn ngữ Anh cổ xưa, với từ gốc là “cringan”. Nói cụ thể hơn, “cringan” là thuật ngữ tiếng Anh cổ, ra đời cách đây hơn 500 năm. Vào những năm thuộc thế kỷ 16, từ ngữ này dùng để chỉ về sự lụi tàn của một triều đại nào đó. Hoặc hành động đầu hàng trong các cuộc chiến. 

Theo dòng thời gian, “cringe” dần bị thay đổi về mặt ngữ nghĩa lẫn cách viết. Bước qua thế kỷ 19, nhiều người thường sử dụng từ “cringe” thay cho “cringan”, với ý nghĩa là co rúm, cúi đầu, hay rút lui khi cảm thấy xấu hổ hay lo lắng, sợ hãi tột độ.

Tuy nhiên, theo như một số tài liệu khác lại nhận định rằng, “cringe” bắt đầu xuất hiện từ những năm 1570, lúc ấy nó dùng để diễn tả hành động co rúm người do hoảng sợ. Tới thể ký 21, “cringe” nhanh chóng trở thành thuật ngữ thông dụng trong giao tiếp, lẫn trên mạng xã hội. Cho đến nay, nó được sử dụng với mục đích thể hiện phản ứng kinh tởm, lo sợ, hay xấu hổ khi nhìn thấy những hiện tượng, hình ảnh, trò đùa lố bịch, tởm lợm và phản cảm. 

Vì sao “cringe” trở nên phổ biến?

Tuy “cringe” xuất hiện từ rất lâu đời, vào những năm thuộc thế kỷ 18,19. Thế nhưng, cho tới năm 2009, thuật ngữ này mới thực sự trở nên thông dụng và được mọi người biết đến nhiều hơn. Thật ra, sự thịnh hành và phổ biến của từ “cringe” được cho là bắt nguồn từ trang web giải trí có tên Reddit. Theo đó, trong năm 2009, Reddit phát hành thêm một website mới có tên gọi là “r/Cringe”.

Nơi đây cho phép mọi người dùng mạng thỏa thích chia sẻ hoặc nhận xét về những bài viết, hình ảnh, meme, video chứa nội dung phản cảm, lố bịch hoặc kinh dị đến mức khiến người xem phải thốt lên “cringe”. Cho tới năm 2013, “cringe” lọt vào Top từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Internet và lan truyền với tốc độ chóng mặt. 

Điều đáng nói hơn là vào trước 1 năm, tức năm 2012, hệ thống emoji cập nhật thêm một biểu tượng mới có tên là “grimace”. Biểu tượng này là một gương mặt có ánh mắt trợn tròn và nhe răng, nó thể hiện rõ cảm giác lo lắng, kinh sợ và khó chịu đến độ nghiến răng, trợn mắt. Có không ít ý kiến nhận xét rằng, “grimace” là emoji lột tả chân thật nhất biểu cảm “cringe”. Vì thế, nó thường được đính kèm trong các bài viết, dòng tin nhắn, hay bình luận biểu đạt cảm xúc xấu hổ, ngượng ngùng hoặc ghê sợ một sự việc nào đó. 

Nguồn gốc của từ Cringe là gì

Biểu cảm cringe thường xuất hiện khi người nào đó chứng kiến những cảnh tượng hết sức nhạy cảm hoặc kinh tởm. 

Trong văn hóa đại chúng thời hiện đại, “cringe” không đơn thuần chỉ là thuật ngữ miêu tả cảm giác. Mà nó còn phát triển thành nhiều phiên bản mới, tạo thành các cụm từ có liên quan đến “cringe”. Chẳng hạn như: Cringe comedy (Phim hài kinh dị), Cringeworthy (Đáng sợ hay đáng xấu hổ), Cringe culture (Văn hóa Cringe),…

Chưa hết, nhờ vào tốc độ phát triển vượt bậc và sự phủ sóng mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là mạng xã hội, không chỉ góp phần tạo nên sức ảnh hưởng và độ thịnh hành cho “cringe”. Mà còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận, thôi thúc người dùng mạng không ngừng sáng tạo ra vô vàn nội dung độc đáo, mới lạ, mang đậm chất “cringe”.

Trong số đó, phải kể đến nền tảng mạng xã hội TikTok, nơi hội tụ hàng triệu nhà sáng tạo nội dung đã cho ra mắt vô số video được xây dựng theo phong cách “cringe”. Nhờ có nhiều ý tưởng độc lạ, bắt trend, nên những video này nhanh chóng leo lên Top xu hướng thịnh hành, nhận về hơn hàng triệu lượt xem, lẫn lượt tương tác từ người dùng mạng trên khắp thế giới. Tạo thành trào lưu viral, “gây bão” cộng đồng mạng trong nước và quốc tế.

Ở nước ta, “cringe” cũng là một chủ đề thu hút mạnh mẽ sự quan tâm và chú ý của đông đảo cư dân mạng, nhất là giới trẻ. Điển hình như trên nền tảng trực tuyến Facebook, và TikTok, những năm gần đây cũng xuất hiện không ít cái tên nổi tiếng đình đám như Trần Đức Bo, Cẩm Lan Sục, Gái Nhật Á, Phạm Thoại, Tài Smile,... 

Những nhân vật này thường đăng tải các video, tiểu phẩm, hay bài viết chứa yếu tố hài hước, gây cười. Nhưng đôi khi, lại quá lố lăng, phản cảm. Khiến người xem cảm thấy xấu hổ, mắc cỡ, thậm chí là khó chịu và kinh sợ. Cho nên, nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận “cringe” nhằm thể hiện cảm xúc ngại ngùng và xấu hổ của mình. 

Cringe meme là gì?

Trong kho tàng meme, “cringe meme” là tập hợp những hình ảnh, đoạn Gif, hay đoạn âm thanh chứa yếu tố lố lăng, phản cảm và kém văn minh. Khiến người xem có cảm giác kim tởm, ghê sợ, khó chịu, hoặc ngượng ngùng đến độ chỉ muốn nhanh chóng lướt qua và xóa bỏ chúng ra khỏi bảng tin. Mặc dù, những meme mang hiệu ứng “cringe” luôn được đánh giá là kém duyên, thiếu tinh tế và quá lố bịch, nhưng chúng vẫn tạo nên “cơn sốt” thịnh hành trên không gian mạng.

Ngoài cringe meme, thì vẫn còn 1 thuật ngữ khác có liên quan đó là “cringeworthy meme”, hiểu nôm na là những meme đáng xấu hổ. Trong đó, cụm từ “cringeworthy” thường dùng để biểu đạt cảm xúc mắc cỡ, xấu hổ khi nghe thấy một ai đó nói về các chủ đề nhạy cảm, thiếu tế nhị, hoặc lạ kỳ. Khiến mọi người xung quanh đỏ mặt, khó chịu và phải lảng tránh đi chỗ khác.

Nguồn gốc của từ Cringe là gì

Cringe meme là những hình ảnh, video và âm thanh phản cảm, khiến người xem cảm thấy không thoải mái và chỉ muốn lảng tránh. 

Cách dùng “cringe” theo tiếng Anh và tiếng Việt

Biểu cảm “cringe” có thể sử dụng trong ngữ cảnh trò chuyện tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Nếu bạn nào chưa biết cách diễn đạt từ ngữ này, thì có thể tham khảo cách dùng của nó theo từng trường hợp cụ thể như sau:

- Trong bối cảnh giao tiếp bằng tiếng Anh, “cringe” thường dùng dưới dạng động từ, nhằm thể hiện cảm giác ngượng ngùng và khó chịu khi nhìn thấy một sự việc, phát ngôn hay hành động nào đó lố lăng, vô duyên và quá nhạy cảm.

Ví dụ: That joke was so ridiculous and cringe-worthy, it made everyone uncomfortable. Tạm dịch: Trò đùa đó thật lố bịch và đáng xấu hổ đến mức làm mọi người cảm thấy không thoải mái.

- Trong bối cảnh giao tiếp bằng tiếng Việt, “cringe” mang ý nghĩa tương đương với các từ như xấu hổ, rùng mình hoặc khó chịu. Do đó, thay vì dùng “cringe” bạn có thể sử dụng thẳng các từ tiếng Việt, để người đọc và người nghe dễ hiểu hơn. 

Ví dụ: Phát ngôn đó quá phản cảm, khiến tôi cảm thấy xấu hổ và khó chịu cực kỳ. 

Hy vọng rằng, qua những thông tin trong bài viết này, bạn đã biết rõ ý nghĩa, cũng như nguồn gốc của cringe là gì? Từ đó, có thể giúp bạn biết cách dùng từ cringe vào trong các cuộc hội thoại ngoài đời thường và cả trên mạng xã hội.  

Bài sau